Việc vệ sinh, bảo dưỡng máy nén khí theo đúng quy định của nhà sản xuất sẽ làm máy nén khí hoạt động ổn định duy trì hoạt động sản suất liên tục, hiệu suất cao, tăng tuổi thọ động cơ, tuổi thọ đầu nén, tiết kiệm điện năng, tiết kiệm tiền bạc thời gian vào việc sửa chữa máy nén khí do không bị hỏng vặt nếu được bảo dưỡng định kỳ và đúng cách theo tiêu chuẩn.
* Bộ lọc khí
Sau khi sử dụng một thời gian, bề mặt bộ lọc khí của máy nén khí sẽ bị bụi bám bẩn đầy làm cản trở khí vào. Thông thường sau một ca làm việc (hoặc đèn báo lệch áp sáng đỏ) thì tháo bộ lọc ra làm vệ sinh sạch mặt ngoài lõi lọc. Cách làm vệ sinh: Dùng khí nén áp lực thấp thổi bên ngoài và bên trong, thổi cách mặt trong lõi lọc khoảng 10mm. Lần lượt thổi từ trên xuống dưới men theo xung quanh. Vệ sinh xong gõ lõi lọc xem còn bụi không. Nếu lõi lọc quá bẩn nên thay cái mới thông thường cứ 2000 giờ thì thay. Trong trường hợp chưa có lọc mới kịp thay có thể làm vệ sinh bề mặt lọc bằng bàn chải và khí nén (một vài loại lọc có thể sử dụng dung dịch chất tẩy nhẹ như xà phòng loãng để làm vệ sinh, sau đó để khô) và dùng tiếp.
Máy mới chạy lần đầu sau 500 giờ thì thay lọc (không bắt buộc). Kể từ lần kế tiếp thì 2000 giờ thay một lần. Nếu môi trường bụi bẩn cứ khi đèn báo lệch áp trước và sau lọc sáng biểu hiện lọc bị tặc hoặc nghẹt, lập tức thay ngay. Sử dụng dụng cụ chuyên dụng là tháo được lọc. Khi lắp lại chỉ cần xoáy chặt bằng tay là được.
* Bộ lọc tách dầu
Thông thường máy nén khí làm việc sau 4000 giờ là thay. Nếu môi trường không tốt (nhiều bụi nhiễn) có thể thay sớm hơn. Với máy nén khí có công suất nhỏ thì lọc tách dầu nằm bên ngoài thùng dầu, việc thay tách dầu mới sẽ nhanh hơn (giống như thao tác thay lọc dầu). Với máy có công suất lớn thì tách dầu nằm trong thùng dầu, cần dùng nhiều dụng cụ và thời gian để thay nó. Lưu ý: khi thay tách dầu cần xả áp khí trong bình dầu và nhớ khóa van khí nối máy với bình chứa khí nén trước khi tháo. Cận trọng với đệm làm kín nắp thùng dầu. Nếu đệm này đã biến chất không làm kín khi lắp lại cần thay luôn cùng tách dầu.
* Bảo dưỡng Xilanh (đối với loại máy piston)
Khi van khí hoạt động không linh hoạt cần tiến hành bảo dưỡng.
-Tháo xilanh trên van vào khí
-Tháo đế đính ốc, lấy đệm cao su ra
-Vệ sinh xilanh, lò xo, piston, thay đệm cao su mới
- Cuối cùng lắp lại cụm xi lanh
Bảo dưỡng máy nén khí đúng cách sẽ tăng tuổi thọ của máy nén khí, đồng thời năng xuất hoạt động sẽ cao hơn.
Nguồn : dienmayhoanglien.vn/cach-bao-duong-may-nen-khi-dung-cach.html
0 nhận xét:
Đăng nhận xét